Đối vơi nhiều gia đình, do công việc quá bận rộn và ít có thời gian nấu nướng hay vì tính tiết kiệm mà họ thường bảo quản thức ăn thừa trong tủ lạnh để sử dụng dần từ ngày này sang ngày khác. Nhưng ít ai lại biết rằng thật ra mình đang tự đầu độc và đùa giỡn với tử thần. Để bảo vệ sức khỏe người sử dụng các chuyên gia của trung tâm sửa tủ lạnh quận phú nhuận đã đưa ra các cảnh báo nguy hiểm chết người khi do thức ăn thừa để bạn cảnh giác trong bài viết dưới đây.
- Chia sẻ cách bảo quản thực phẩm khi mất điện từ chuyên gia
- Phương pháp ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi trong tủ lạnh
- Dấu hiệu chứng tỏ cần phải sắm tủ lạnh mới
Xem thêm: Bật mí cách sắp xếp thực phẩm trong tủ lạnh khoa học
1) Vì sao thói quen ăn không khoa học giết chết chúng ta
Các chuyên gia y tế bệnh viện Đa Khoa TPHCM đã làm một số thí nghiệm chứng minh đồ ăn thừa dù được bảo quản trong tủ lạnh vẫn dễ bị phân hủy tạo ra các hợp chất nitrit – một trong những nguyên nhân gây ra bệnh ung thư.
Nitrat (công thức hóa học là NO3-) và nitrit (công thức hóa học là NO2-) là hợp chất của nitơ và oxy, tồn tại trong đồ ăn do kết quả của quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên. Thông thường nitrat không gây ảnh hưởng sức khỏe, tuy nhiên nếu nồng độ nitrat quá lớn hoặc nitrat bị chuyển hóa thành nitrit sẽ gây độc cho con người. Nhiễm độc nhẹ biểu hiện bằng tình trạng ngộ độc, độc tích tụ lâu ngày có thể là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư.
Để đo nồng độ nitrit trong đồ ăn đã nấu chín để qua đêm, nhóm nghiên cứu đã chọn 4 đĩa đồ ăn: rau cải xào, hẹ xào trứng, thịt kho tàu và cá trích kho. Những món ăn này được chế biến bởi một nhà hàng có tiếng, đều hợp vệ sinh, hàm lượng nitrit đạt tiêu chuẩn cho phép. Bốn đĩa thức ăn được bọc kín và bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 4 độ C.
Sau 6 giờ, hàm lượng nitrit trong rau cải xào tăng 16%, hẹ xào trứng tăng 6%, riêng hàm lượng nitrit trong thịt kho tàu và cá kho tăng đến trên 70%, vượt ngưỡng tiêu chuẩn là 3mg/kg thịt.
Sau 18 giờ, các món ăn được cho vào lò vi sóng hâm nóng rồi mang đi xét nghiệm, hàm lượng nitrit trong rau cải xào đã tăng đột biến, cao hơn 443% so với hàm lượng đo được sau 6 giờ. Hàm lượng nitrit trong cá trích kho cũng tăng đến 54%, hẹ xào trứng tăng 47%, riêng thịt kho tàu không có biến đổi lớn về hàm lượng nitrit.
Theo các chuyên gia y tế có rất nhiều trường hợp bị ung thư đều có nguyên nhân xuất phát từ thói quen ăn uống xấu, trong đó có cả thói quen thường xuyên ăn đồ ăn thừa để qua nhiều ngày. Ngoài ra, nhiều người trẻ tuổi còn có những thói quen không tốt khác như ăn quá nhiều đồ chiên rán, đồ nướng tẩm ướp nhiều gia vị ở các hàng quán ven đường không đảm bảo vệ sinh. Những thói quen này khiến hàm lượng nitrit tích tụ trong cơ thể nhiều hơn và nguy cơ dẫn đến ung thư cũng tăng cao hơn.
Bên cạnh đó, bạn cần biết cách bảo quản một số loại thực phẩm phổ biến, hay dùng hàng ngày một cách thích hợp để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
3) Các tác hại khi sử dụng dụng thức ăn thừa
a) Béo phì
Trong gia đình, nếu hàng ngày bạn chuẩn bị lượng thức ăn quá nhiều, vượt quá nhu cầu thực tế của các thành viên trong gia đình, sẽ khiến mọi người cảm thấy lãng phí mà cố ăn cho hết.
Tuy nhiên, nếu năng lượng vào cơ thể thời kỳ dài vượt quá lượng thức ăn cơ thể cần, sẽ dẫn đến béo phì. Mà người béo phì thì dễ bị cao huyết áp, bệnh mạch vành, tiểu đường, sỏi mật, ung thư, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, dễ đoản mệnh.
b) Giảm sự thèm ăn
Việc nấu đi nấu lại một món ăn nào đấy sẽ khiến cho mùi vị, màu sắc món ăn bị “biến dạng”, không thể được như ban đầu. Bởi vậy, nếu thường xuyên ăn đồ thừa bạn sẽ dần mất cảm giác thèm ăn, giảm hứng thú trong ăn uống, không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là những bạn có thân hình “mi nhon”.
c) Dinh dưỡng không đủ
Thức ăn thừa thường xuyên nấu lại hoặc dùng nước đun sôi để trần qua cho nóng, các vitamin B, C, chất khoáng sẽ tan trong nước và biến mất. Nếu thường xuyên dùng những thực phẩm này, bạn rất dễ bị suy giảm sức khỏe, bệnh tật, đặc biệt là những người có sức đề kháng kém như người già và trẻ em.
d) Trúng độc thức ăn
Thức ăn thừa để vào tủ lạnh thời gian dài, sẽ bị vi khuẩn salmonella, halophilic bacteria, pathogenic E. coli… tấn công gây viêm, nhiễm độc. Hơn nữa, nếu thức ăn để trong tủ lạnh sau khi lấy ra dùng trực tiếp, không đun lại cho nóng, có thể bạn sẽ bị trúng độc, biểu hiện cụ thể như buồn nôn, bụng dạ đau khó chịu, nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới mất nước, ngộ độc thự phẩm phải đi cấp cứu gấp…
e) Tăng biến chứng ung thư
Trong thức ăn thừa có hàm lượng nitrit nhất định, mà lượng nitrit trong cơ thể càng mạnh nguy cơ ung thư càng cao. Bởi vậy, việc thường ăn đồ thừa, sẽ khiến bạn tăng khả năng mắc bệnh ung thư dạ dày, thực quản, gan, thệ thống tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.