sua tu lanh quan phu nhuan

Cách xử lí các sự cố thường gặp ở tủ lạnh hay hơn chuyên gia

Sau một thời gian dài sử dụng, tủ lạnh nhà bạn sẽ gặp một số hư hỏng như bị nóng hai bên, chảy nước,… đó là điều hết sức bình thường và bạn có thể tự khắc phục tại nhà với sự chỉ dẫn của các chuyên gia hàng đầu của trung tâm sửa tủ lạnh quận phú nhuận trong bài viết dưới đây.

Xem thêm: Cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh đúng phương pháp

Cách xử lí các sự cố thường gặp ở tủ lạnh hay hơn chuyên gia
1) Khi sờ vào tủ lạnh có cảm giác tê

Một vấn đề đáng quan tâm khác khi sử dụng tủ lạnh đó là tay có cảm giác tê khi sờ vào tủ lạnh. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do bạn chưa nối mát cho tủ lạnh, tay bị ướt hoặc tủ lạnh bị rò rỉ điện.

Đối với trường hợp này bạn nên nhanh chóng nối mát cho tủ lạnh (vị trí nối mát nằm phía sau tủ), giữ tay khô ráo khi chạm vào tủ, dùng bút thử điện hoặc dụng cụ để kiểm tra tình trạng rò rỉ điện của tủ lạnh.

2) Đọng nước ở cửa tủ lạnh, nắp tủ, vỏ tủ

Đọng nước ở cửa tủ, nắp tủ, vỏ tủ cũng là một trong những vấn đề khiến nhiều người lo lắng. Trong trường hợp này nguyên nhân có thể do đệm cửa bị rách, biến dạng, bị hở hoặc độ ẩm không khí cao, tủ lạnh đặt gần nơi có hơi nước nhiều như bồn nước, chậu nước nóng,… Để khắc phục tình trạng này bạn nên thay đổi hoặc sửa chữa đệm cửa; thay đổi vị trí đặt tủ, đặt tủ xa nơi có nhiều hơi nước, độ ẩm cao (trong trường hợp này bạn chỉ cần dùng giẻ khô để lau nước đọng).

3) Tủ lạnh hoạt động có tiếng ồn lạ

Khi phát hiện tủ lạnh hoạt động kèm theo tiếng ồn lạ, bạn nên:

– Lắng nghe để kiểm tra xem có phải là tiếng ồn do lốc máy tạo ra không, kiểm tra lượng thực phẩm để chắc chắn rằng lốc máy không phải làm việc quá tải.

– Khay kệ trong tủ đã được lắp đặt chắn chắn và cân bằng hay chưa.

– Kiểm tra xem có vật gì lạ rớt xung quanh tủ lạnh hoặc trên nóc tủ lạnh hay không.

4) Tủ lạnh bị lắc lư, rung rinh

Nguyên nhân chủ yếu khiến tủ lạnh lắc lư, rung rinh là do vị trí đặt tủ không cân bằng, vì vậy khi đặt tủ lạnh nên chọn vị trí bằng phẳng, chắc chắn. Bên cạnh đó bạn cũng nên kiểm tra và đảm bảo chân tủ lạnh được lắp đặt chắc chắn, không lỏng lẻo và được cố định ở vị trí cân bằng.

5) Thực phẩm trong ngăn lạnh bị đóng đá

Một trong những vấn đề thường gặp phải khi sử dụng tủ lạnh đó là thực phẩm trong ngăn lạnh bị đóng đá, ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm.

Khi tình trạng này diễn ra bạn nên kiểm tra xem thực phẩm ở nơi tiếp xúc trực tiếp với khí lạnh có phải là thực phẩm dễ đông hay không, nút điều chỉnh nhiệt độ có nằm ở mức cao nhất “MAX” hay không và nhiệt độ bên ngoài có quá thấp hay không.

Với tình trạng này, bạn nên chú ý và hạn chế đặt thực phẩm dễ đông ở nơi tiếp xúc trực tiếp với luồng gió, song song đó, bạn cũng đừng quên điều chỉnh núm nhiệt độ về lại mức trung bình “MED”.

6) Tủ lạnh có mùi hôi, khó chịu

Tủ lạnh có mùi hôi luôn gây khó chịu cho người sử dụng, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng bảo quản thực phẩm. Tình trạng này có thể do tủ lạnh đã lâu ngày không sử dụng, thức ăn có mùi không được bọc kín hoặc đóng nắp cẩn thận, tủ lạnh bị ảnh hưởng mùi từ bên ngoài hoặc từ phía sau tủ.

Biện pháp để khắc phục tình trạng này đó là nên cắm tủ lạnh và cho tủ hoạt động thường xuyên, kiểm tra, bảo quản thực phẩm đúng cách như đóng gói và bao cẩn thận thực phẩm có thể gây mùi trước khi cho vào tủ lạnh bảo quản, kiểm tra xung quanh, làm vệ sinh và làm sạch khu vực đặt tủ lạnh để đảm bảo tủ lạnh không bị ảnh hưởng bởi mùi hôi từ bên ngoài vào.

7) Tủ lạnh bị kêu, nóng bên hông tủ

Khi gặp trường hợp tủ lạnh bị kêu, nóng bên hông tủ, nhiều người tự hỏi rằng của mình có phải bị hư hay không, nhưng đó hoàn toàn là chuyện bình thường, vì khi tủ hoạt động sẽ có tiếng kêu của lốc máy cũng như hiện tượng sinh nhiệt ra bên ngoài. Nếu trường hợp tủ lạnh kêu quá ồn cũng như bị quá nóng thì tủ lạnh đã bị lỗi, còn trường hợp chỉ kêu nhẹ và không quá nóng thì hoàn toàn bình thường.

Cách khắc phục tình trạng này là di chuyển vật lạ xung quanh tủ hoặc trên nóc tủ ra xa tủ lạnh, lắp đặt khay kệ ổn định và cân bằng, hạn chế tình trạng thực phẩm bảo quản quá nhiều khiến máy hoạt động quá tải và gây tiếng ồn.

8) Tủ lạnh không lạnh

Một số trường hợp tủ lạnh vẫn hoạt động bình thường nhưng tủ lạnh không lạnh hoặc không đủ lạnh, tình trạng này có thể do một số nguyên nhân như:

– Mức điều chỉnh làm lạnh đang ở mức thấp nhất “MIN”

– Thực phẩm chứa trong tủ lạnh quá nhiều, vượt quá mức dung tích cho phép của tủ.

– Người dùng đã bỏ thực phẩm, thức ăn còn nóng vào bên trong tủ lạnh

– Cửa tủ đóng không chặt hoặc thường xuyên đóng mở tủ trong một thời gian ngắn và liên tục.

– Ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào tủ lạnh.

Để giải quyết cũng như tránh gặp những sự cố tương tự bạn nên chú ý nhiều hơn đến vị trí đặt tủ, tốt nhất là đặt tủ ở nơi thoáng mát, ít ánh nắng chiếu vào; kiểm tra số lượng thực phẩm có trong tủ lạnh đồng thời làm nguội thực phẩm trước khi cho vào tủ lạnh để bảo quản nhằm giúp tủ lạnh duy trì nhiệt độ làm lạnh ban đầu; hạn chế mở cửa quá lâu hoặc mở cửa liên tục, kiểm tra cửa đã đóng kín hay chưa trước khi ra ngoài, kiểm tra và điều chỉnh vặn núm về vị trí cân bằng “MED”

9) Tủ lạnh không hoạt động

Khi gặp tình trạng tủ không hoạt động, bạn nên bình tĩnh kiểm tra:

– Ổ cắm điện có bị lỏng không, cầu chì hay công tắc điện có hoạt động tốt không hay đã bị ngắt.

– Điện áp nguồn có ở tình trạng sụt áp (dưới 220V) hay không.

– Dây điện nguồn đã kết nối chặt với ổ cắm chưa, ổ cắm có quá tải hoặc cắm quá nhiều đầu cắm hay không.

Để tránh tình trạng này xảy ra, bạn nên sử dụng ổ cắm chuyên dụng dành cho tủ lạnh; kiểm tra kỹ công tắc và cầu chì trong khi sử dụng tủ lạnh, đồng thời điều chỉnh điện áp ở mức ổn định 220V bằng cách gắn thêm thiết bị cung cấp điện áp ổn định cho tủ lạnh để tủ lạnh có thể hoạt động ổn định và ít bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi thường xuyên của điện áp đến chất lượng phục vụ của tủ.

10) Tủ lạnh có thời gian đông đá lâu

Một số khách hàng cảm thấy không hài lòng khi thời gian đông đá của tủ lạnh quá lâu. Một vài lý do dẫn đến tình trạng này có thể kể đến như:

– Núm điều chỉnh nhiệt độ ở mức thấp nhất “MIN”

– Dụng cụ làm đá làm bằng nhựa, có dung tích quá lớn, hoặc lượng nước làm đá quá nhiều

– Điện áp tủ lạnh không ổn định

– Dụng cụ làm đá, lon đá đặt quá nhiều, làm kín ngăn trên tủ lạnh

Để có thể giảm thời gian đông đá bạn nên kiểm tra và chắc chắn lỗ thông gió không bị che kín, sử dụng ổn áp để ổn định dòng điện, làm đá bằng dụng cụ có chất liệu như nhôm, có kích thước nhỏ, điều chỉnh nhiệt độ ở mức 4,5.

Bài viết liên quan
Website: Sửa Tủ Lạnh Quận Phú Nhuận
Được quản lý bởi: CTY TNHH DV KT CƠ ĐIỆN LẠNH SỐ ĐỎ
Điện thoai: 028.6670.4444 or 028.2217.5555
GPĐKKD: 0311593828. Do Sở KH & ĐT TP.HCM Cấp ngày 03/03/2012